<bgsound src="/Nhac Truyen Ngan.mp3"/> Le Dinh









Người ghi:



VIỆT HẢI

Los Angeles, CA












Sau buổi ra mắt sách tại Nam Cali vào tháng 7 vừa qua với 2 tác phẩm Tuyển tập Đồng Tâm 9 và sách Kỷ Niệm về Nhạc Sĩ Anh Bằng, cũng như mới đây Văn Đàn Đồng Tâm Úc châu đã thành công giới thiệu các tác phẩm của VĐĐT, ban chủ trương Văn Đàn đã công bố trong 2010 sẽ thực hiện các tác phẩm Tuyển tập Đồng Tâm 10, 11 và ba quyển sách Kỷ Niệm về Thi Sĩ Hà Thượng Nhân (do Văn Đàn Đồng Tâm Bắc Cali phụ trách), về Giáo sư Lê Văn Khoa và về Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm. Ba nhà văn hóa nổi bật này đã trải dài cuộc đời vào ngành nghề mà họ đã chọn lựa phục vụ xã hội. Sau đây là phần giới thiệu tiểu sử của 3 vị như sau:

Thi Sĩ Hà Thượng Nhân:

Tên thật là Phạm Xuân Ninh, sinh năm 1920, quê quán ở Hà Thượng, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Do đó bút hiệu Hà Thượng Nhân ghi nhận sự kiện là "Người làng Hà Thượng". Ông là người nhiệt tâm yêu nước, được động viên vào Quân Đội Quốc Gia, qua Nghị định do đích thân Tổng thống Ngô Đình Diệm ký. Những năm đầu thập niên 1950, ông đã sớm nhận chân được những thủ? đoạn, và đường lối của đảng Lao Động, vốn là tiền thân đảng Cộng sản Việt Nam, ngày càng lộ rõ vai trò chư hầu, tay sai của Cộng Sản Quốc tế; và rằng thành phần giai cấp tiểu tư sản như ông, sớm muộn cũng bị đảng loại trừ, thanh trừng. Ông quyết định từ bỏ “Vùng Kháng chiến” trở về Hà Nội, rồi di cư vào Nam.

Khi vào Quân đội Quốc Gia, mang cấp bậc Đại úy, làm việc tại Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Năm 1957 lên Thiếu tá, giữ chức Phụ Tá Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài Gòn. Ông chứng tỏ là mẫu người giàu kinh nghiệm về công tác văn hóa và tâm lý; đồng thời cùng là một người yêu thích thi phú từ huyết quản. Có lúc ông nhận phụ trách mục “Đàn Ngang Cung” trên nhật báo Tự Do. Năm 1958 ông phụ trách thêm mục “Những Điều Trông Thấy”, viết hàng ngày trên báo Ngôn Luận dưới bút hiệu Nam Phương Sóc. Những bài thơ trào lộng đều đặn trong mục này đã nói lên nhiều điều, nhiều vẻ về những con nguời quyền chức, về những hiện tượng “khó coi” trong xã hội miền Nam thời bấy giờ. Vừa nhận diện, điểm mặt, vừa xây dựng từ “thói hư tật xấu” chuyển hóa thành cái lành mạnh, cái tốt đẹp cho chế độ chính trị và cuộc sống của quần chúng miền Nam.

Đức tính cao quý của ông là coi thường danh vọng phù phiếm, quyền lợi phe nhóm nhất thời, do vậy điều này khiến ông càng gần gũi với đồng đội, bạn bè giữa vòng kềm tỏa của ngục tù của CS sau năm 1975. Trung tá Phạm Xuân Ninh thường nói với những ai dễ yếu lòng, sợ hãi bạo lực của kẻ thù rằng: ”Nếu không có phong ba thì cây lớn và cỏ hèn cũng như nhau”. Nhà thơ Hà Thượng Nhân mang đức tính can trường, khẳng khái đã ngẩng cao đầu khi ra khỏi trại tù CS trên đất Bắc, rồi sau đó ông được sang Mỹ định cư. Ông hiện ở miền Bắc California.

Về giáo dục, ông từng dạy học ở trường Dũng Lạc tại Hà Nội và trường Thiếu sinh quân của Liên khu IV, rồi bỏ theo Kháng chiến nhưng đến năm 1952 thì ông về thành rồi di cư vào Nam. Trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, ông được thăng đến cấp trung tá. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, ông soạn tập Sơ thảo lý thuyết chiến tranh tâm lý và đảm nhiệm Nha Chiến tranh Tâm lý. Cơ quan này sau phát triển thành Cục Chiến tranh Chính trị của Việt Nam Cộng hòa.

Về tài văn thơ, ông có biệt tài làm thơ trào lộng những khi còn trẻ tuổi hay xế chiều ông vẫn xuất sắc với thơ Đường. Thuở di học khi có dịp vào Huế trong một cuộc thi chơi thơ, ông đã ứng khẩu một bài thơ vịnh "Trăng Thu", và được cụ Ưng Bình chấm là hay nhất. Thơ Hà Thượng Nhân có đủ thể loại: Lục bát, Thất ngôn Đường thi, Ngũ ngôn, Song thất lục bát, Cổ phong trường thiên, Thơ mới, Thơ phá thể, Tứ tuyệt,... Dù ở thể loại nào thơ của ông cũng điêu luyện, đặc sắc. Trong giới thơ văn người ta vẫn thường gọi ông là Hà Chưởng môn để tỏ lòng ngưỡng mộ vị thi tài đáng kính này.

Nói đến nhà thơ Hà Thượng Nhân là nói đến kiến thức văn thơ uyên bác, nói đến đức độ của người sĩ phu quân tử theo truyền thống nho giáo xưa kia. Điều cao quý nhất của nhà thơ là sự chân tình, quý mến bạn bè, đức tính thẳng thắn, trung trực, và Hà Thượng Nhân là một chí sĩ yêu nước điển hình.

Giáo sư Lê Văn Khoa:

Lê Văn Khoa sinh ngày 10 tháng 6 năm 1933 tại Cần Thơ, ông là một nhà soạn nhạc, một nhạc trưởng, một nhiếp ảnh gia, một nhà hoạt động về văn hoá, nghệ thuật, một nhà báo, hay là một ông “thầy” trên nhiều phương diện. Có lẽ tất cả những danh xưng ấy đều đúng. Hình như tất cả đều là biểu tượng chân dung của ông. Con người của ông đa tài, đa dạng, phong phú, đầy sức sống và đầy sự sáng tao. Dù là đa dạng nhưng ông vẫn thành danh trên nhiều phương diện. Ông chiếm nhiều giải thưởng về âm nhạc cũng như nhiếp ảnh. Ông đã lỡ mang cho mình chân dung của người nghệ sĩ nên vật chất chỉ là thứ yếu nhưng đầu óc cảm xúc sáng tạo của ông luôn tràn đầy. Ông là Hội Trưởng Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam từ năm 1968, cộng tác với nhiều tờ báo trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại, phụ trách “Âm Nhạc Trong Đời Sống” trên làn sóng Little Saigon Radio, diễn giảng, trình diễn về âm nhạc, nhiếp ảnh tại nhiều nơi trên thế giới, dạy nhiếp ảnh tại Salisbury State College, Maryland, hiện tại vẫn còn dạy dương cầm.

GS Lê Văn Khoa gần gủi với tuổi thơ, những năm chiến tranh dâng cao ở miền Nam, khi người dân quê đổ về Sài gòn tìm đất sống, nạn trẻ em bụi đời, nạn thiếu nhi phạm pháp là một vấn nạn xã hội, ít ai biết rằng vị thầy giáo âm nhạc khả kính này thường vào nhà tù thiếu nhi, ông tìm đến các em đã lầm đường lạc lối, ông khuyên lơn, sinh hoạt với các em những lần vô thăm, từ tập ca, tập vẽ cho các em. Ông làm trong âm thầm vì tình thương giữa con người và con người. GS Khoa còn lưu tâm đến các em bụi đời lêu lỏng trên phố xá Sài Gòn, ông tụ họp đưa các em đi sinh hoạt tập thể, có lúc các em được đưa thăm viếng Nghiã trang Quân đội, các em mục kích những đám tang của các chiến sĩ vị quốc vong thân, thầy Khoa giải thích cho các em hiểu rằng trong cuộc đời này các em phải có lý tưởng, phải có ý hướng để thăng tiến bản thân và sống để đóng góp cho QG, xã hội.

Nói về khía cạnh âm nhạc cổ điển, có sách vở gọi là âm nhạc bác học hoặc là âm nhạc hàn lâm, GS Lê Văn Khoa đã đắm chìm trong bao năm học hỏi, nghiên cứu nhạc cổ điển tây phương, nhạc cụ học, ông soạn hòa âm nhạc dân ca Việt Nam cho những ban đại hợp tấu trình diễn để giới thiệu nét văn hóa đặc thù của dân tộc Việt Nam đến giới thưởng ngoạn tây phương. Theo nhận định của GS Nguyễn Thanh Liêm thì nhạc sĩ Lê Văn Khoa có sở trường chuyên về bộ môn sáng tác và làm hoà âm cho những dàn nhạc giao hưởng (symphony), đại hoà tấu, hay cho những ban hợp xướng. Ví dụ. qua tác phẩm "Se chỉ luồn kim" mà ông đã chuyển thể dân ca qua thành bài hợp ca gồm nhiều bè cho ban Tứ ca Thuỳ Dương đã trình diễn, rất thành công tại Fullerton vào năm 1978. Rồi "Vietnamese Rhapsody" của ông đã được dàn nhạc Fullerton Community Symphony Orchestra trình diễn năm 1979. Nói về symphony của Lê Văn Khoa như “Việt Nam 1975”, ông viết cho ban hợp ca và dàn nhạc giao hưởng rất thành công, vì nó nói lên được nét hài hòa Đông Tây. Khi bàn về lý thuyết của sự hòa hợp âm thanh, ông cảm nhận nhiều điều rất hứng khởi mà chưa sách vở nào nói đến. Trên khía cạnh thực hành, Lê Văn Khoa đem cái đẹp của Tây phương qua lối hòa âm xen lẫn cái đẹp của Việt Nam qua giai điệu hòa trộn với nhau để có một âm sắc khác mà nếu cả hai đứng riêng ra thì không thể nào có được. Ông nhớ Rudyard Kipling đã quan niệm: "Đông là Đông và Tây là Tây, hai bên không thể nào gặp nhau được". Tôi ví von một sự kiện đối nghịch, nhưng vẫn có thể đứng chung với nhau như 2 gia vị Đường và Muối tiêu biểu cho sự trái ngược Đông và Tây, hai chất mặn, ngọt hoàn toàn trái vốn dĩ ngược nhau, nhưng chúng ta vẫn dùng đường chung với muối để làm thức ăn, làm nước chấm, ngay cả khi nấu chè, một chút muối vào lại tăng vị ngọt dịu của đường. Sự thẩm định lý thuyết âm nhạc của Lê Văn Khoa được Nhạc trưởng Alla Kulbaba của Kiev Symphony Orchestra (Ukraine, Âu Châu)nhận xét như sau: “Qua tác phẩm Symphony “Vietnam 1975” Lê Văn Khoa chứng tỏ ông là nhà viết đại tấu khúc có tàị Ông dùng thể loại Tây Phương nhưng đặt trên căn bản nguồn gốc quốc giạ Ông là... người tạo ra sự hài hòa của hai nguồn văn hóa trong ý nghĩa tích cực, không bị cuốn hút, nhưng vẫn hòa hợp.”

Những giá trị về âm nhạc của GS Lê Văn Khoa được những chuyên gia âm nhạc ngoại quốc đánh giá cao. Tiến sĩ nhạc trưởng Edward Cumming của Hartford Symphony Orchestra (Connecticut, Hoa Kỳ) nhận định là: “... Khi đàn bầu, sáo và khánh quyện lại, tôi thấy nhạc Việt và nhạc Tây phương ôm choàng lấy nhau, gắn bó nhaụ Đó là cái ôm siết chặc của hai nguồn văn hóa Đông và Tâỵ.."

Với Tiến sĩ âm nhạc ứng dụng (Doctor of Applied Music) là bà Vicki Riley đã khen ngợi như sau: "Thật tuyệt! Trong các CD nhạc của Lê Văn Khoa tôi nghĩ Memories là hay nhất. Lối viết Tây Phương kết hợp với giai điệu ngũ cung thật hài hòạ Âm thanh trữ tình, tươi mát và luôn luôn thú vị. Các nhạc sĩ Ukraine diễn tả rất đạt và đàn với tài nghệ tuyệt vời. Họ thật sự đã làm nổi bật những ấn tượng và tính chất đam mê của bài nhạc.”

Điểm kỳ thú về xứ Ukraine là Bộ Khoa Học Nghệ Thuật Ukraine cho in tên GS Lê Văn Khoa vào quyển sách "Lịch Sử và Sự Phát Triển của Bandura". sách đề cập đến GS Khoa và bài nhac ông viết cho đàn này. Ukraine từ trước đến nay chưa có người nào đưa hai nguồn văn hóa giao thoa đến với nhau, nhạc dân ca Việt viết cho nhạc cụ dân tộc Ukraine. Hai dân tộc Việt và Ukraine có lịch sử tương tự nhau, đều bị khống trị bởi cộng sán.

Đó là sự thành công tiêu biểu về âm nhạc của nhạc sĩ Lê Văn Khoa còn nhiều lắm. Nhưng về khía cạnh nhiếp ảnh thì Lê Văn Khoa còn là một nhà nhiếp ảnh xuất sắc. Ở trong nước, trước 1975, ông đã từng đoạt luôn ba giải thưởng nhiếp ảnh miền Nam Việt Nam trong những năm 1964-65. Ông đứng ra thành lập Hội ảnh nghệ thuật ở Việt Nam vào năm 1968. Sang Hoa Kỳ, ông đã từng tổ chức các cuộc triển lãm các ảnh nghệ thuật tại Quốc hội Hoa kỳ. Tiến sĩ GS Vũ Tôn Bình cho nhận xét về nghệ thuật nhiếp ảnh của Lê Văn Khoa: "Ông là nhà nhiếp ảnh có khoé nhìn hiện thực, là nhạc sĩ với khuynh hướng tân lãng mạn và tinh thần quốc gia dân tộc".

Nói cho cùng, GS Lê Văn Khoa đã mang trên con người của ông rất nhiều chân dung và hình như cái tên của ông đã gắn liền với nghệ thuật về dù âm nhạc hay nhiếp ảnh, từ hơn 50 năm qua, hay hơn một nửa thế kỷ, ông đã hiến dâng cả một đời người phục vụ cho nghệ thuật!

Điều tôi thích thú về GS Khoa vì ông còn là một ngòi viết về biên khảo, ông viết biên khảo về chủ đề nhiếp ảnh, hội họa, âm nhạc, những tình tự từ kỹ thuật đến quê hương. Ông còn viết truyện ngắn, bài viết cũ mà tôi tình cờ đọc “Say Trong Ánh Mắt”, câu chuyện lý thú giữa một nam qua cái nhìn bảo thủ về nhiếp ảnh, một nữ với quan niệm cách tân. Cốt truyện hình như gửi gấm nỗi lòng của tác giả, bởi vì phong cách mà giáo sư Lê Văn Khoa nhìn cuộc đời trông lúc nào cũng trầm mặc, nhẹ nhàng, nhưng có suy tính, là sự suy nghiệm về cuộc đời, là sự cải tiến về nghệ thuật sẽ chẳng lúc nào ngừng. Trên những chặng đường nhiếp ảnh mà ông đã đi, rồi kể lại cho người đọc những tìm tòi, những thử thách điều mới, tạo kỹ thuật hình ảnh mới. Chung qui, cuộc đời có nghệ thuật, và nghệ thuật phải thăng tiến cuộc đời.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm:

Sinh ngày 20 tháng 11, năm 1934 tại Tân Hội Mỹ, Mỹ Tho. Nhưng lớn lên tại làng Phú Túc, quận Bình Đại sau này lại thuộc về quận Hàm Long, tĩnh Kiến Hòa (Bến Tre). Học ở trường làng Phú Đức đến hết lớp Ba mới vào trường Nam Tiểu Học tỉnh lỵ Mỹ Thọ Lên trung học, học ở Collège Le Myre de Vilers, sau nầy là trung học Nguyễn Đình Chiểu, đến hết Bac I (Tú Tài I chương trình Pháp), rồi tiếp tục học ở Petrus Ký đến xong Bac II Philo (Tú Tài II ban Triết chương trình Pháp).

Tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa Saigon với bằng Cử Nhân Giáo Khoa Việt Hán. Ngoài ra còn có thêm chứng chỉ Lịch Sử Triết Học Đông Phương và Tây Phương, Đại Học Văn Khoa Saigon.

Ông tốt nghiệp Iowa State University với bằng Ph. D. về Research and Evaluation in Education (Tiến sĩ giáo dục, về Nghiên Cứu và Lượng Giá).

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm đã từng phục vụ trong các chức vụ sau đây trong lãnh vực giáo dục ở Việt Nam trước năm 1975:

. Giáo sư Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký, Saigon.

. Hiệu Trưởng Trung Học Trịnh Hoài Đức Bình Dương.

. Hiệu Trưởng Trung Học Petrus Trương Vĩnh Ký, Saigon.

. Chánh Thanh Tra trưởng ban soạn đề thi (kiêm trung tâm trưởng Trung Tâm Trắc Nghiệm và Hướng Dẫn) Tổng Nha Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục, Saigon.

. Chuyên viên Văn Hóa Giáo Dục, Văn Phòng Chuyên Viên Phủ Tổng Thống, Việt Nam Cộng Hoà.

. Phụ Tá Đặc Biệt ngang hàng Thứ Trưởng, đặc trách Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục, Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa.

. Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa.

. Theo kháng chiến chống Pháp (1945-1948)

. Nhập ngũ Khóa 2 đặc biệt Trừ Bi. Thủ? Đức, 1968

Giáo sư và gia đình sang Mỹ năm 1975. Ở Mỹ giáo sư đã phục vụ trong các cơ quan:

. Trung Tâm Nghiên Cứu Giáo Dục, Đại Học Iowa State University, Ames, Iowa.

. Trung Tâm Nghiên Cúu Phát Triển Chương Trình Học và Tài Liệu Giáo Khoa, Đại Học University of Iowa, Iowa City, Iowa.

. Giám đốc chương trình Anh Văn cho Gia Đình (Family Enslish Literacy Program), Sở Giáo Dục quận Santa Clara.

. Trưởng ban biên tập nguyệt san Indochinese News (Tin Tức Đông Dương) ở Stockton, California.

. Cố vấn nhân dụng cho Sở Xã Hội quận Santa Clara, California.

Giáo sư Liêm về hưu năm 1999. Sau khi về hưu giáo sư có dạy thêm một ít giờ ở Long Beach City College. Năm 2003 giáo sư về hưu trọn vẹn, không còn dạy thêm ở đâu nữa. Giáo sư dành trọn thì giờ hoạt động cho các hội đoàn và viết bài cho các đặc san và tập san cùng các báo chí Việt ngữ.

Hiện giáo sư Liêm là Chủ Tịch của tổ chức “Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt Foundation”, đồng thời cũng là Trưởng Ban Biên Tập của đặc san Tiền Giang Hậu Giang và là chủ biên tập san Nghiên Cứu Văn Hoá Đồng Nai Cửu Long.

Giáo sư Liêm là cố vấn đặc biệt của hội Ái Hữu Petrus Ký Bắc California, và cố vấn đặc biệt của hội Ái Hữu Petrus Ký Nam California.

Giáo sư cũng là cố vấn của Viện Việt Học, đồng thời làm trưởng nhóm nghiên cứu văn hóa Đồng Nai Cửu Long, và trưởng nhóm nghiên cứu phát triển chương trình và tài liệu giáo khoa dạy tiếng Việt và Văn Hóa Việt cho học sinh/sinh viên Việt Nam hải ngoại trong thời gian từ 2003 đến 2007. Vì bề bộn đảm nhiệm nhiều chương trình nên hiện nay giáo sư không còn hoạt động ở Viện Việt Học nữa. Ngoài ra, giáo sư cũng là cố vấn của nhiều hội đoàn bất vụ lợi khác như:

Hội Đồng Hương Vĩnh Long, Hội Cổ Nhạc Nam Phần, Câu Lạc Bộ Trần Hưng Đạo, Hội Ái Hữu Nguyễn Đình Chiểu - Lê Ngọc Hân, Hội Ái Hữu Phan Thanh Giản - Đoàn Thị Điểm, và Văn Đàn Đồng Tâm.

Gần đây, giáo sư đã được đề cử làm Trưởng Ban Tổ Chức Ngày Giổ Tổ Hùng Vương tại Nam Cali năm 2009.

Giáo sư Liêm hiện là Trưởng Ban Tổ Chức Ngày Việt Nam Cộng Hoà Đệ Nạp Hồ Sơ Thềm Lục Địa cho cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn (tháng 5, năm 2009) tại Nam California. Sau khi Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn qua đời, giáo sư tiếp tục theo dõi công việc của cố Thủ Tướng với tư cách Chủ Tịch Uỷ Ban Hồ Sơ Thềm Lục Địa.

Ông cũng là Trưởng Ban Tổ Chức Ngày Tưởng Niệm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu huý thứ 8 năm 2009, lần đầu tiên tổ chức tại Nam Caifornia ngày 3 tháng 10, 2009.

Ngoài ra, còn có điều hợp hai chương trình trên đài truyền hình VHN-TV: chương trình Người Đẹp Việc Đẹp, và chương trình Hội Luận chiều Thứ Bảy. Giáo sư còn có chương trình Thời Sự Trong Tuần trên đài phát thanh 1190 mỗi tối Thứ Sáu từ 10 đến 11 giờ đêm.

Ông viết nhiều bài nghiên cứu về sự thích nghi của người tỵ nạn vào xã hội mới (bằng tiếng Anh) đăng trên các tập san chuyên môn của Mỹ và nhiều bài viết khác trong lãnh vực văn hóa giáo dục bằng tiếng Việt đăng trên các đặc san, tập san và báo chí Việt Nam. Là tác giả hai quyển sách: Trường Petrus Ký và Nền Giáo Dục Phổ Thông VN, và Giáo Dục Ở Miền Nam Tự Do trước 1975. Sắp xuất bản: Kỷ Niệm Giới Thiệu Văn Chương.

GS Nguyễn Thanh Liêm là người yêu mến văn chương, có đam mê phục vụ văn hóa giáo dục, và những điều này như lẽ sống của ông. GS Liêm còn là người có tài diễn thuyết, ông cũng một nhân sĩ mang nhiều nỗi ưu tư, nặng lòng về quê hương và xã hội.





Buổi hội ngộ Văn Đàn Đồng Tâm tại Brodard Chateau Restaurant





Văn Đàn Đồng Tâm đã tổ chức một buổi hội ngộ gồm GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Nhạc sĩ Anh Bằng, Nhà thơ Hồng Vũ Lan Nhi (trưởng nhóm VĐĐT Nam Cali), Phiến Đan (trưởng nhóm VĐĐT Úc châu), Họa sĩ Lê Thúy Vinh, BS Peter Morita, Nhạc sĩ Dương Viết Điền, Nhà văn Lê Tam Anh, Thu Hảo, DS Nguyễn Thị Phương, và vợ chồng Việt Hải. Nhà thơ Lan Nhi đã đạt lời mời mời hai GS Lê Văn Khoa và GS Nguyễn Thanh Liêm đến tham dự để chính thức thông báo là VĐĐT chuẩn bị thực hiện sách về 2 vị nhân sĩ này.

Tưởng cũng nên nhắc lại trong tháng 9 vừa qua GS Doãn Quốc Sỹ và Nhà văn Tạ Xuân Thạc đã gửi thư bổ nhiệm đến Thi sĩ Mạc Phương Đình để anh làm trưởng nhóm thực hiện sách kỷ niệm về Chưởng môn Hà Thượng Nhân. Trong buổi họp tại Nam Cali vắng mặt nhà văn Tạ Xuân Thạc (hiện ở bên Úc nhân tham dự RMS Sydney) cũng như Thi sĩ Mạc Phương Đình vì bận công việc. Bạn bè các nơi gửi email hỏi thăm VĐĐT Nam Cali.



Buổi họp của VĐĐT Nam Cali diễn ra ở nhà hàng Brodard Chateau trong khung cảnh ấm cúng của mùa thu đã về. VĐĐT tiếp tục công tác văn học bước sang năm thứ 5 vào năm 2010, hân hoan cho ra mắt 2 tác phẩm Tuyển tập Đồng Tâm 10 (số mùa xuân) và 11 (số mùa thu), cùng với 3 tác phẩm vinh danh 3 vị nhân sĩ văn hóa là TS Hà Thượng Nhân, GS Lê Văn Khoa và GS Nguyễn Thanh Liêm.



Người ghi: VIỆT HẢI, Los Angeles





Lệ Hoa, Việt Hải và Phiến Đan Australia

(Brodard Chateau, October 2009)



Free Web Template Provided by A Free Web Template.com